Ánh Nắng Mặt Trời Có Giúp Trị Mụn Hay Không?

Nhiều người bị mụn trứng cá tin rằng ánh nắng mặt trời có tác động tích cực đến chất lượng làn da của họ. Nhưng liệu có bao nhiêu điều thật sự đúng ở đây?

Ánh nắng mặt trời có thực sự giúp trị mụn trứng cá không?

Chúng ta xem xét xem liệu ánh nắng mặt trời có thể cải thiện tình trạng của da dễ bị mụn trứng cá hay không, và làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím một cách hiệu quả.

Thoạt nhìn có vẻ như lầm tưởng này có thể là sự thật. Nghiên cứu(1) đã chỉ ra mối quan hệ giữa mụn trứng cá và tình trạng thiếu vitamin D (mà chúng ta hấp thu được từ ánh sáng mặt trời), và sự cải thiện chất lượng da nói chung sau khi tiếp xúc với ánh nắng(2). Nhưng nếu chúng ta quan sát kỹ hơn, câu trả lời không thực sự đơn giản như vậy.

Sau khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời, da đôi khi có thể trông đẹp hơn vì sự tiếp xúc này thúc đẩy việc sản sinh melanin (cơ chế tự vệ chống tia cực tím tự nhiên của cơ thể) khiến da rám nắng. Da rám nắng không chỉ làm giảm sự xuất hiện của các vết thâm nám (ít thấy rõ trên da sẫm màu) mà còn khiến da chúng ta trông khỏe hơn. Tuy nhiên mụn trứng cá vẫn hiện diện.

Hơn nữa, mặc dù ánh nắng mặt trời có thể làm khô da và giảm sản xuất bã nhờn nhưng hiệu quả chỉ là tạm thời. Các nghiên cứu đã chỉ ra(3) rằng ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến tình trạng khô da và mất nước, từ đó khiến da sản sinh nhiều bã nhờn hơn và gây ra mụn nhiều hơn sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Theo chuyên gia chăm sóc da Tiến sĩ Nina Roos, lầm tưởng này tồn tại bởi vì những ngày đầu tiên sau khi ở dưới ánh nắng mặt trời, ánh nắng làm khô mụn trứng cá và mụn nhọt. Tuy nhiên hiệu quả này chỉ là ngắn hạn “ Sau khi tiếp xúc với ánh mặt trời, lớp biểu bì (lớp trên cùng của da’) dày lên và quá trình sản sinh bã nhờn chậm lại. Nhưng sau đó da sản sinh bã nhờn nhiều hơn trong điều kiện khô ráo, dẫn đến nổi mụn", cô ấy giải thích.

Cách điều trị và ngăn ngừa mụn do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Không chỉ mụn có thể trở nên trầm trọng hơn do tiếp xúc ánh nắng mặt trời mà chính làn da cũng có thể bị tổn thương bởi tia UV.“ Những người bị mụn trứng cá, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm (vì loại da này dễ bị kích ứng hơn), có nguy cơ cao bị tổn thương vĩnh viễn, đặc biệt là để lại sẹo, nếu họ để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu mà không có biện pháp chống nắng đúng cách”, Tiến sĩ Roos giải thích. Cô ấy nói thêm rằng các đốm đỏ chuyển sang màu tối/nâu ngay cả trên làn da sáng, nhưng đặc biệt trên làn da tối màu. “ Đối với làn da nhạy cảm dễ nổi mụn, cô khuyên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 50 để ngăn ngừa các đốm đen. Tốt hơn hết là hãy thận trọng vì tình trạng sắc tố da sau viêm (các đốm đen tiếp xúc với ánh nắng mặt trời) rất khó điều trị.

Nếu da bạn bị cháy nắng, hãy tiếp tục thoa kem chống nắng khi da vẫn còn đỏ và tổn thương. Sau khi tình trạng đỏ ửng đã giảm, bạn có hai lựa chọn: 1. Sử dụng kem trị mụn hoặc 2. Sử dụng AHA (Axit Alpha Hydroxy) hay Retinol để ngăn ngừa các đốm đen và sự dày lên của lớp biểu bì (tình trạng này xuất hiện khi da bị cháy nắng)”, cô đề xuất. Cũng’cần lưu ý rằng vitamin C cũng là một thành phần quan trọng khi điều trị các đốm đen, thâm sạm.

Và cuối cùng, đừng quên ngay cả những ngày mây mù, da vẫn tiếp xúc với tia UV, do đó việc bôi kem chống nắng quanh năm rất quan trọng, không chỉ mỗi trong kỳ nghỉ hay những ngày trời nắng. Đối với những người bị mụn, bạn không cần lựa chọn giữa rám nắng và mụn: có những sản phẩm chống nắng riêng biệt được điều chế dành cho da nhạy cảm dễ nổi mụn bằng cách sử dụng các thành phần không gây mụn, có nghĩa là chúng không’gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Làn da sáng, được bảo vệ? Đúng vậy, hãy làm thế. 

NGUỒN:
1. Lim, S.K. et al. ‘‘ So sánh hàm lượng Vitamin D ở bệnh nhân có và không có mụn: Một Nghiên Cứu Bệnh Chứng Kết Hợp với Thử Nghiệm Ngẫu Nhiên Có Đối Chứngl’ trên tạp chí PLOS One 11.8 (2015)
2. Berg, M. ‘Nghiên cứu dịch tễ học về ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời lên da.’ trong Photodermatology 6.2 (1989) trang. 80-4
3. Allen, H.B. và cộng sự, ‘Mụn Trứng Cá trầm trọng hơn do ánh nắng mặt trời’ trong Cutis 26.3 (1980) trang 254-6,