Cách chọn sản phẩm khử mùi tốt nhất cho da nhạy cảm

Tấy đỏ, ngứa ngáy, râm ran hay khô da dưới cánh tay là những dấu hiệu cho thấy da bạn đang có những phản ứng nhạy cảm. Dưới đây là cách giúp bạn vẫn có thể sử dụng sản phẩm khử mùi mà không gây kích ứng da.

Điểm khác biệt giữa sản phẩm khử mùi và sản phẩm giúp khô thoáng vùng da dưới cánh tay là gì?

Các nghiên cứu(1) chỉ ra rằng có tới 23% phụ nữ và 13,8% nam giới gặp ít nhất một phản ứng khó chịu trên da mỗi năm do sản phẩm chăm sóc cá nhân. Trên thực tế(2), lăn/xịt khử mùi và chất ngăn mồ hôi là hai trong số các sản phẩm được kiểm nghiệm thường xuyên nhất, với hàng triệu khách hàng dùng chúng cho vùng da dưới cánh tay mỗi ngày(3), và sau đó gặp phải tình trạng nhạy cảm và các phản ứng da khác.

Thực tế, mồ hôi không có mùi và chỉ xuất hiện mùi khi nó phản ứng với vi khuẩn có trên da. Mọi người đều có vi khuẩn trên da, nhưng cách vi khuẩn phản ứng với mồ hôi ở mỗi người lại khác nhau.
Có hai cách để ngăn mùi: che giấu mùi hoặc ngăn đổ mồ hôi.

Lăn/xịt khử mùi, một sản phẩm ngăn mùi, được dùng để khử hoặc che đi mùi cơ thể khó chịu do phản ứng của vi khuẩn này gây ra. Mặt khác, chất làm khô thoáng vùng da dưới cánh tay, một sản phẩm ngăn mồ hôi, được dùng để hạn chế mồ hôi tiết ra. Các công thức được thiết kế để chặn lỗ chân lông vùng da dưới cánh tay, ngăn mồ hôi thoát ra và phản ứng với vi khuẩn. Không có mồ hôi có nghĩa là không có phản ứng với vi khuẩn, cũng như không có mùi cơ thể khó chịu(3).

Tại sao vùng da dưới cánh tay lại nhạy cảm hơn?

Cả sản phẩm khử mùi và làm khô thoáng vùng da dưới cánh tay đều được dùng cho vùng cơ thể nhạy cảm. Vùng da mỏng manh dưới cánh tay có thể đặc biệt dễ bị nhạy cảm, nhất là khi có mồ hôi và vi khuẩn. Trên thực tế vùng da dưới cánh tay cũng bị mất nước qua biểu bì (TEWL) nhiều hơn và có lượng Yếu Tố Giữ Ẩm Tự Nhiên (NMF) thấp hơn. Điều này có nghĩa là vùng da đó ít có khả năng giữ nước và dễ bị khô hơn.
Trên hết, các hành vi lặp đi lặp lại như cạo râu và tẩy lông cũng làm suy yếu hàng rào bảo vệ da và có thể khiến da khô, dễ bong tróc(4). Ngoài ra, cạo lông vùng da dưới cánh tay liên tục sẽ loại bỏ da và lông đang bảo vệ vùng da đó. Những yếu tố này, cùng với nhiệt độ, độ ẩm, ma sát với quần áo và sản phẩm khử mùi có thể dẫn đến kích ứng hoặc khiến da nhạy cảm hơn(3).

Thành phần khử mùi nào bạn nên chú ý?

Điều’ quan trọng là chọn sản phẩm khử mùi không gây dị ứng, đã được phát triển và kiểm nghiệm trên da nhạy cảm. Các thành phần như Nước Khoáng Vichy, D-Panthenol, dầu dừa và khoáng chất như sodium, calcium, carbonate và magnesium có trong sản phẩm khử mùi của chúng tôi cũng có khả năng làm dịu cho da nhạy cảm. Bạn’ cũng nên tránh một số loại tinh dầu nhất định (5) có thể làm trầm trọng thêm độ nhạy cảm của da, chẳng hạn như dầu ylang-ylang và dầu sả. “ Điều quan trọng là nhận thức về các sản phẩm chăm sóc da hữu cơ nói chung, đặc biệt là các sản phẩm có chứa tinh dầu có thể gây kích ứng da”, chuyên gia chăm sóc da Tiến sĩ Nina Roos khuyên.

Ngoài ra, các công nghệ mới, như MgO (Magiê oxit) trong sản phẩm khử mùi, cũng nên được chú ý. Thành phần này cũng được các vận động viên thể dục sử dụng để thấm hút mồ hôi ẩm khỏi cánh tay và đã được chứng minh là có hiệu quả như một chất kháng khuẩn. Nó có thể trung hòa các phân tử axit gây ra mùi cơ thể và ngăn mùi hiệu quả như một chất chống đổ mồ hôi. Các nghiên cứu* đã chỉ ra rằng nó giảm 30% mùi cơ thể khó chịu trong 48 giờ kể từ lần sử dụng cuối cùng. Hơn thế nữa, vì magie oxit có thể thấm hút gấp đôi trọng lượng của nó khi ở trong nước (gấp 4 lần bột talc), thành phần này cũng hiệu quả trong việc giữ cho làn da dưới cánh tay khô thoáng suốt ngày dài.


*Được xác nhận bằng thử nghiệm cảm quan

Các dấu hiệu nhạy cảm, không nhất thiết bùng phát ngay sau khi sử dụng chất khử mùi, thường bao gồm:
●       Tấy đỏ
●       Cảm giác nóng rát
●       Sự ngứa ngáy
●       Các mảng da khô.

NGUỒN:
1. Orton, DI. et al, 'Cosmetic allergy: incidence, diagnosis, and management' in Am J Clin Dermatol. (2004) 5(5) pp.327-37.
2. Uter, W. et al, 'Patch test results with patients' own perfumes, deodorants and shaving lotions: results of the IVDK 1998-2002' in J Eur Acad Dermatol Venereol. (2007) Mar; 21(3):374-9.
3. Zirwas, M. et al, 'Antiperspirant and Deodorant Allergy' in The Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology (2008) Sep; 1(3): 38–43.
4. Turner, G.A, 'Impact of shaving and antiperspirant use on the axillary vault' in International Journal of Cosmetic Sciences 29.1 (2007) pp.31-8
5. Lalko, J. et al, 'Investigation of the dermal sensitization potential of various essential oils in the local lymph node assay' in Food Chem Toxicol. (2006)